Cách phòng ngừa bệnh lở miệng hiệu quả 100%

Để hạn chế ảnh hưởng của bệnh lở miệng đến sức khỏe cũng như răng miệng, đừng vội bỏ qua những cách phòng bệnh lở miệng đơn giản có thể áp dụng ngay trong cuộc sống hàng ngày. Khi đó, răng miệng không chỉ được chăm sóc tốt nhất mà còn được bảo vệ lâu dài, tránh những tác động không mong muốn đến cơ thể.

cach-phong-benh-lo-mieng-1-1

Vết loét lở miệng ảnh hưởng đến cuộc sống của bạn

Bệnh lở miệng do đâu ?

Để áp dụng đúng cách phòng bệnh lở miệng, đầu tiên bạn hãy tìm ra nguyên nhân gây nên bệnh lở miệng do đâu:

– Nguyên nhân thường gặp nhất là các tổn thương niêm mạc miệng là do các tác động cơ học như vô tình tự cắn vào lưỡi hay mặt trong gò má; ăn những thức ăn cứng, nhiều mảnh xơ gây trầy xước niêm mạc miệng như ăn bánh mì nướng, mía…

– Ăn uống phải thức ăn quá nóng, quá cay bị bỏng niêm mạc miệng gây lở loét miệng.

– Bị suy dinh dưỡng hoặc chế độ ăn không cân đối thiếu các vitamin và chất khoáng cần thiết như vitamin B12, vitamin C, chất sắt và acid folic cũng là thủ phạm gây nên tình trạng lở miệng.

– Loét miệng cũng có thể gặp trong một số bệnh lý liên quan đến tình trạng rối loạn của hệ thống miễn dịch hay những bệnh lý truyền nhiễm như thủy đậu, herpes,…

cach-phong-benh-lo-mieng-1-2

Cách phòng ngừa bệnh lở miệng hiệu quả nhất là gì?

– Lo âu, căng thẳng tâm lý cũng là một trong những nguyên nhân làm phát sinh loét miệng.

– Ngoài ra, một số thuốc có thể làm giảm tiết nước bọt gây khô miệng cũng dễ làm xuất hiện những vết loét bên trong miệng.

– Đặc biệt đối với trẻ em, nếu bị loét miệng cần lưu ý đến bệnh tay chân miệng. Đây là một bệnh lây lan qua đường phân-miệng thường biểu hiện bằng những vết loét trong niêm mạc miệng và có thể gây tử vong cho trẻ.

Cách phòng bệnh lở miệng đơn giản, nhanh chóng

Để phòng ngừa bệnh lở miệng nhanh chóng, tuân theo các quy tắc sau để bệnh không phát triển nặng hơn hay lây lan sang các vùng khác.

icon-hinh-rang Ngay khi có dấu hiệu ngứa rát ở các vị trí đã từng bị lở loét hoặc các vị trí xung quanh bạn có thể dùng kem đặc trị để bôi lên vết đỏ rát. Duy trì bôi thuốc trong suốt thời gian vết lở tồn tại cho đến khi loét và đóng vảy hoàn toàn. Thuốc kháng virus có thể dùng là: Acyclovir, Valacyclovir, Famciclovir, Penciclovir,… để bệnh nhanh liền hơn.

icon-hinh-rang Khi mụn nước vỡ ra cần tránh để vết mụn tiếp xúc trực tiếp với các vùng da lành khác, tránh dùng tay chạm vào vết lở rồi chạm đến các vùng khác như mắt, mũi, má. Vì lở miệng có thể lây ra bất cứ vùng da nào khác. Đồng thời tránh để vết lở tiếp xúc với người khác trực tiếp hoặc dán tiếp qua tay, khăn mặt, bàn chải răng,…hay vệ sinh răng miệng không đúng cách do dùng bàn chải lông cứng chải răng và nướu quá mạnh.

cach-phong-benh-lo-mieng-1-3

icon-hinh-rang Tránh ăn đồ nóng hay lợn cợn; nên ăn đồ nguội, dễ nuốt, nhiều chất dinh dưỡng như cháo đường, cháo trứng, sữa chua, bánh flan, sữa nguội,… có thể uống bổ sung một số thuốc bổ chứa nhiều vitamin.

icon-hinh-rang Cung cấp đầy đủ dưỡng chất và vitamin cho cơ thể, nhất là rau xanh, trái cây và các loại nước làm mát gan, giải độc.

icon-hinh-rang Thực hiện vệ sinh răng miệng đúng cách với bàn chải mềm. Kết hợp dùng chỉ nha khoa và nước xúc miệng để răng miệng trắng sáng, khỏe mạnh.

icon-hinh-rang Tạo không gian sống trong lành và thoáng mát để tránh bức bí và vi khuẩn xâm nhập cơ thể. Kiểm tra sức khỏe định kỳ để có biện pháp chăm sóc sức khỏe toàn diện.

Hy vọng những chia sẻ trên đây giúp bạn có thêm nhiều thông tin trong việc tìm hiểu các nguyên nhân gây lở miệng và áp dụng những cách phòng ngừa bệnh lở miệng hiệu quả. Nếu bạn cần hỗ trợ thêm thông tin về cách chăm sóc sức khỏe răng miệng, hãy liên hệ đến nha khoa theo số hotline: 0902.68.5599 để được tư vấn nhanh chóng, chính xác nhất.