[Kiến thức nha khoa cơ bản] Răng khôn là răng số mấy?

Thuật ngữ “răng khôn thường được nhắc tới và khá quen thuộc với nhiều người. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết răng khôn là răng số mấy, có vị trí như thế nào. Điều này ảnh hưởng không ít đến việc chăm sóc và bảo vệ răng miệng hàng ngày.

rang-khon-la-rang-so-may

Răng khôn là răng số mấy?

Răng khôn là răng số mấy?

– Răng khôn là chiếc răng cuối cùng hình thành, sau khi các răng vĩnh viễn đã thật sự mọc ổn định. Răng khôn thường phát triển khi chúng ta trưởng thành từ 18-25 tuổi hoặc có trường hợp trễ hơn.

– Răng khôn là răng thứ mấy? Răng khôn nằm ở vị trí trong cùng của cung răng và được gọi là răng số 8.

– Để xác định chính xác vị trí và số thứ tự răng khôn bạn cần đến một mô hình hàm răng cụ thể.

rang-khon-la-rang-so-may-2

Răng khôn hay còn gọi là răng số 8

Quy luật đánh số răng theo nha khoa bắt đầu từ hai chiếc răng cửa chính đi dần về hai bên hàm trái – phải, cụ thể như sau:

+ Chiếc răng cửa chính bên phải là răng số 1,

+ Răng cửa phụ bên phải là răng số 2

+ Răng nanh là bên phải là răng số 3

+ Răng cối nhỏ bên phải đầu tiên (răng tiền hàm 1) là răng số 4

+ Răng cối nhỏ bên phải tiếp theo (răng tiền hàm 2) là răng số 5

+ Răng cối lớn bên phải đầu tiên (răng hàm lớn 1) là răng số 6

+ Răng cối lớn bên phải tiếp theo (răng hàm lớn 2 – răng cấm) là răng số 7

+ Răng cối lớn bên phải cuối cùng (răng hàm lớn 2 – răng khôn) là răng số 8.

Với các răng bên trái cũng đánh số tương tự như trên. Dựa vào cách đánh số này chúng ta có thể biết răng khôn là răng số mấy trên cung răng một cách dễ dàng.

Xem thêm : Nhổ răng khôn bao nhiêu tiền? – Bảng giá nhổ răng khôn 2018

rang-khon-la-rang-so-may-3

Các trường hợp phát triển của răng khôn

Răng khôn có ảnh hưởng gì đối với hàm răng?

Răng khôn mọc lên thường kèm theo cảm giác đau nhức, khó chịu ở vùng nướu và phần má trong cùng, thậm chí gây ra tình trạng sốt cao khiến sức khoẻ của chúng ta bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Vì khoảng trống để răng khôn hình thành rất hạn hẹp, không còn nhiều chỗ trống để răng có thể dễ dàng trồi thẳng lên một cách thuận lợi như các răng khác, hầu hết răng khôn đều mọc ngầm, mọc lệch. Điều này gây nên những tác động xấu đến hàm răng về lâu dài.

icon-muiten Viêm lợi trùm: Biểu hiện rõ ràng là viêm nướu quanh bề mặt răng khôn, đau ở góc hàm và há miệng khó khăn. Khi gặp phải trường hợp này, bạn nên đến để Bác sĩ thăm khám kiểm tra tình trạng của răng khôn và cắt bỏ lợi trùm để răng khôn mọc bình thường đồng thời sẽ hạn chế những biến chứng về sau.

rang-khon-la-rang-so-may-4

Cẩn trọng khi lợi trùm răng khôn gây khó chịu

icon-muiten Răng mọc chen chúc: Răng khôn mọc ngang, mọc kẹt thường đẩy các răng khác về phía trước nên sau một thời gian các răng cửa trước sẽ lệch lạc và xu hướng mọc chen chúc hơn. Nếu bạn không muốn bỏ một số tiền lớn để nắn chỉnh răng sau này thì nên sớm nhổ bỏ răng khôn càng sớm càng tốt.

icon-muiten Sâu răng: Vì cấu tạo phức tạp và vị trí sâu trong cùng nên việc vệ sinh răng khôn rất khó khăn, tạo điều kiện cho vi khuẩn hoạt động mạnh. Thức ăn dễ mắc kẹt ở chân răng, tác động xấu đến răng số 8 và số 7, gây đau nhức răng nghiêm trọng.

Khi phát hiện răng khôn bắt đầu mọc và có những biểu hiện thất thường, bạn nên tiến hành thăm khám và chụp phim X quang cẩn thận tại nha khoa. Thông qua phim chụp, bác sĩ có thể đánh giá đúng tình trạng răng miệng và đưa lời khuyên phù hợp đến khách hàng. Tuy nhiên, việc lựa chọn đại chỉ nha khoa uy tín và chất lượng để tiến hành chăm sóc răng miệng là hết sức cần thiết, cần đặc biệt chú ý.

Hi vọng những thông tin trên đã giúp bạn hiểu rõ răng khôn là răng số mấy và có biện pháp bảo vệ sức khỏe răng miệng dài lâu. Mọi vấn đề còn thắc mắc bạn có thể gọi ngay đến số 0902 68 55 99 để được tư vấn nhanh chóng, chính xác.