Bệnh lở miệng, lở miệng dưới lưỡi là một trong những bệnh lý thường gặp, mặc dù không nguy hiểm nhưng chúng làm cho người bệnh cảm thấy bị đau rát, khó chịu khi không thể ăn hay nói chuyện bình thường. Vậy nguyên nhân dẫn đến bệnh lở miệng do đâu? không phải ai cũng biết.
Đâu là nguyên nhân gây bệnh lở miệng?
Triệu chứng xuất hiện bệnh lở miệng
Thông thường bệnh lở miệng ít nhất trong đời ai cũng gặp phải 1 lần. Mỗi lần bị lở miệng, lưỡi là thấy đau đớn, khó khăn trong ăn uống, nhất là khi ăn món mặn, hay dùng các loại nước chấm, tỏi, ớt…Vết loét thường có bờ đỏ, thật rõ, kích thước đa dạng (từ 1 – 2 mm hoặc to hơn), xảy ra độ vài ngày đến 2 tuần là tự khỏi, không bao giờ để lại sẹo. Tuy nhiên, bệnh này rất dễ tái phát.
Khi xuất hiện bệnh lở miệng, các vết lở thường xuất hiện rải rác ở phần mềm của miệng như phần phía bên trong và ngoài của môi, má thậm chí có những vết lở mọc ở phần đầu lưỡi. Trong mọi trường hợp, bệnh nhân đều cảm thấy đau mỗi khi ăn hoặc nói chuyện.
Bệnh lở miệng ở môi ngoài
Thông thường Bệnh lở miệng có hai dạng:
– Bệnh mụn giộp (Bệnh hecpet môi):
Bệnh hecpet ở môi hay lở miệng chính là những vết phồng, giộp đỏ bé xíu mọc ở miệng và những vùng quanh miệng như môi, lưỡi…, gây đau và có thể tiết dịch. Bệnh này do vi-rút hecpet gây ra và có thể lây truyền.
– Bệnh viêm loét miệng
Khi xuất hiện triệu chứng bệnh này sẽ gây ra những cơn đau ở bên trong miệng, thông thường sẽ xuất hiện những vết loét màu đỏ hoặc trắng nằm rải rác bên trong vùng mô mềm của miệng. Chúng khác với những vết giộp, loét do bệnh hecpet gây ra, vốn thường xuất hiện ở vùng bên ngoài của môi trên. Bệnh lở miệng (loét miệng) thường có nguyên nhân từ việc dị ứng với thức ăn, căng thẳng hay thiếu hụt chất dinh dưỡng.
Những nguyên nhân phổ biến gây nên bệnh lở miệng
Khi tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh lở miệng nhiều người cho rằng bệnh này do nóng trong người, hay ăn phải thực phẩm có tính nóng mà gây nên; vì vậy cần phải ăn thức ăn có tính mát. Tuy nhiên theo các chuyên gia nghiên cứu cho thấy không phải như vậy, mà cho rằng bệnh lở miệng gây ra bởi một số yếu tố, trong đó có yếu tố siêu vi, một vài chất hóa học có trong kem đánh răng, một chế độ ăn thiếu a-xít folic, hoặc chất sắt, và hay gặp ở những phụ nữ mang thai. Có giả thuyết mới lại cho rằng do vi khuẩn Streptococcus – chuỗi cầu Sanguis; do chấn thương tình cảm hay căng thẳng thần kinh cũng có thể khiến phát sinh lở miệng.
Như vậy có thể thấy rằng, bệnh lở miệng tuy có vẻ đơn giản, nhưng khi đi tìm hiểu nguyên nhân thì lại thấy có rất nhiều vấn đề chúng ta cần quan tâm mà không phải ai cũng biết. Bởi thực tế, nguyên nhân gây nên các chứng viêm loét ở miệng rất đa dạng. Trong một số trường hợp, rất khó để chẩn đoán chính xác được nguyên nhân thật sự gây ra tình trạng viêm, lở miệng. Dưới đây là tổng hợp về một số nguyên nhân phổ biến thường gặp nhất gây ra bệnh lở miệng:
Tìm được nguyên nhân để có cách phòng và trị lở miệng
– Thứ nhất: Khi bị lở miệng là do người bệnh đã bị nhiễm vi-rút hecpet trước đó và phát bệnh sau một thời gian vi-rút ủ bệnh. Loại vi-rút này sẽ hoạt động mạnh khi người bệnh đang gặp phải những tình huống căng thẳng, di chuyển nhiều hay môi trường có nhiều bụi bẩn.
– Thứ hai, do chúng ta mắc chứng khó tiêu hoặc táo bón cộng với sự phân hủy thức ăn trong cơ thể không tốt. Bởi khi chúng ta ăn nhiều thứ khó tiêu thì sự kết hợp liên tục, nhiều lần giữa việc phân hủy thức ăn và chứng táo bón sẽ gây ra những vết loét ở miệng.
– Thứ ba, do sự thiếu hụt B complex và kẽm, và thiếu hụt lượng sắt trong cơ thể
– Thứ tư, do hệ miễn dịch đã bị suy yếu do trước đó cơ thể mắc những căn bệnh khác, bao gồm cả sự rối loạn về máu.
– Thứ năm, lở miệng ăn gì tốt, và không tốt, do ăn nhiều thức ăn có tính nóng như xoài, trái cây sấy khô, đồ chiên xào…; hoặc Ăn những thứ chứa nhiều dầu có chất lượng kém. Trong một số trường hợp, đu đủ hay dứa cũng có thể gây kích thích niêm mạc. Tình trạng này chỉ xảy ra khi chúng được dùng kèm với những “thủ phạm” khác như dầu ăn kém chất lượng…. Đặc biệt Đối với những người thường xuyên ăn những thực phẩm như ớt, tiêu, các thức ăn nhanh có nhiều dầu mỡ khó tiêu… các nhiệt nóng có trong thức ăn và cùng với sự tác động của nước bọt trong khoang miệng tích tụ lâu ngày dẫn đến đốt cháy niêm mạc khoang miệng và gây bệnh lở miệng, nứt nẻ miệng, ảnh hưởng tới cách điều trị lở miệng.
– Thứ sáu, nguyên nhân gây bệnh lở miệng thường xuyên là do bạn bị một số bệnh như cảm sốt, đau răng…dẫn đến làm độc gây nhiệt miệng, viêm loét niêm mạc miệng, nóng miệng và hơi thở có mùi khó chịu. Ngoài ra lở miệng còn có thể xảy ra với những người đang mắc phải những căn bệnh như viêm gan, tiểu đường.
Bên cạnh những nguyên nhân phổ biến như trên thì bệnh lở miệng còn có thể xảy ra với những nguyên nhân mà bạn không ngờ tới như:
– Do việc chăm sóc răng miệng không đúng cách, sử dụng kem đánh răng có chứa nhiều hóa chất, chất tạo bọt. Đồng thời, Khi bạn đánh răng quá mạnh, gây chảy máu nướu răng tổn thương chân răng cũng khiến cho vi khuẩn dễ dàng xâm nhập khiến bạn bị lở miệng
– Do thói quen hút thuốc thường xuyên của nhiều người, và chúng ta thường nghỉ rằng nó không ảnh hưởng đến răng miệng, tuy nhiên sử dụng thuốc lá nhiều một cách thường xuyên làm thâm đen vùng nướu răng của bạn. Đặc biệt là những bạn đang trong quá trình điều trị lở miệng, hút thuốc thường xuyên còn góp phần làm bệnh tái phát một cách nhanh chóng hơn
– Cũng có nhiều trường hợp sử dụng răng giả không phù hợp, va chạm làm trầy nướu răng cũng dẫn đến lở loét và bị bệnh lở miệng.
Bệnh lở miệng không phải là một loại bệnh nặng nhưng gây khó chịu, đau đớn cho người bệnh, và nếu để bệnh kéo dài cũng sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe răng miệng của bạn. Vì vậy cần phải hiểu rõ nguyên nhân gây ra bệnh, để từ đó có phương pháp chữa trị kịp thời. Hi vọng bài viết trên sẽ giúp ích cho ban trong khi tìm hiểu về bệnh lở miêng.
Nguồn: http://baoverang.info