Những điều cần biết và cách xử lý khi mọc răng khôn

Số lượng răng đầy đủ ở một người trưởng thành là 32 chiếc, bắt đầu từ 5 hoặc 6 tuổi trẻ sẽ bắt đầu thay răng sữa. Thay vào đó là những chiếc răng vĩnh viễn, tuy nhiên sẽ có một số răng hàm từ khi mọc đã là răng vĩnh viễn. Từ 16 tuổi răng khôn sẽ bắt đầu mọc ở cả hai hàm

nhung-dieu-can-biet-va-cach-xu-ly-khi-moc-rang-khon 1

Răng khôn bắt đầu mọc từ 16 đến 20 tuổi 

1/ Răng khôn là gì?

Răng hàm là răng số 8 cuối cùng của mỗi bên hàm, đây là chiếc răng được mọc cuối cùng nhất. Thông thường bắt đầu từ 16 đến 20 tuổi răng khôn sẽ bắt đầu mọc.

Do mọc sau cùng nên vòm miệng thường sẽ không đủ chỗ cho răng khôn mọc, nên khi mọc răng số 8 chúng ta thường cảm thấy đau nhức một phần là do răng bị xoắn, chen lấn vào những răng hàm bên cạnh.

Tại sao răng khôn hay bị mọc kẹt, mọc ngầm

Răng khôn mọc khi xương hàm đã ổn định và ngừng phát triển, xương trở nên cứng đặc. Vì vậy răng có xu hướng mọc ngược xuống dưới. Dẫn đến tình trạng răng bị kẹt hay mọc ngầm.

2/ Những biến chứng nguy hiểm khi mọc răng khôn

+ Răng khôn thường hay bị mọc kẹt, nên quá trình mọc răng sẽ gây áp lực lên vùng xương và nướu. Kết hợp với phần thức ăn bị kẹt lại bên dưới phần lợi trùm lên răng, gây khó khăn trong việc vệ sinh dẫn đến viêm đau nhiễm trùng.

+ Răng khôn mọc lệch sẽ chèn ép lên răng hàm bên cạnh, làm cho hàm bị đau nhức ảnh hưởng đến việc ăn uống

nhung-dieu-can-biet-va-cach-xu-ly-khi-moc-rang-khon 2

Mọc răng khôn gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm

+ Áp lực mọc răng khôn có thể gây tiêu ngót chân răng số 7 bên cạnh, răng khôn có thể thoái hóa thành u, nang bệnh lý trong xương hàm làm cho cấu trúc xương hàm yếu hơn.

Nếu răng khôn mọc lệch gây ra những biến chứng nguy hiểm như nêu trên thì cần tìm cách xử lý nhanh nhất, để gây nên những vấn đề phát sinh khác.

3/ Cách xử lý khi mọc răng khôn

Giữ gìn vệ sinh răng miệng

+ Mọc răng khôn sẽ áp lực lên vùng lợi,làm cho lợi bị sưng đỏ dễ bị viêm nhiễm. Vì vậy, cần súc miệng thường xuyên bằng nước muối đặc biệt là sau khi ăn. Có thể dùng bình xịt nước muối lên phần lợi bị viêm, nên thực hiện thường xuyên vào buổi tối trước khi đi ngủ.

nhung-dieu-can-biet-va-xu-ly-khi-moc-rang-khon

Cách xử lý khi mọc răng khôn một cách hợp lý và có hiệu quả

+ Dây thần kinh sẽ bị ảnh hưởng trong quá trình mọc răng khôn.Vì vậy có thể uống thuốc giảm đau để hạn chế những cơn đau nhức

+ Chườm đá: Lấy đá chườm lên vùng mặt bị đau, thực hiện vài lần trong ngày, nước đá có tác dụng gây tê làm giảm sự đau đớn.

Sử dụng những phương pháp dân gian để giảm đau

Nếu mọc răng số 8 bị đau có thể áp dụng những phương pháp dân gian để làm giảm cơn đau tại nhà.

Dùng lá lốt để hạn chế cơn đau nhức do mọc răng khôn

Lấy rễ và thân lá lốt sắc với nước, cho thêm muối tinh. Dùng nước để ngậm hàng ngày khi xuất hiện cơn đau nhức.

nhung-dieu-can-biet-va-cach-xu-ly-khi-moc-rang-khon

Cách chữa đau nhức khi bạn mọc răng khôn 

Sử dụng gừng tươi

Có thể dùng lát gừng tươi để ngậm trong miệng trực tiếp, hoặc cũng có thể dùng gừng sắc với nước đun lâu thật đặc. Dùng để súc miệng và ngậm, đồng thời có thể hạn chế sự xâm nhập của vi khuẩn và vị thơm của gừng sẽ được lưu lại trong miệng.

Trên đây là những thông tin cần thiết về răng khôn, nếu gặp phải tình trạng đau nhức nên đến nha sĩ để được khám cụ thể vì có thể phải nhổ bỏ răng khôn.

Nguồn: http://baoverang.info/

Lưu

Lưu

Lưu

Lưu

Lưu