Bị hôi miệng làm bạn mất tự tin khi giao tiếp. Hôi miệng còn ảnh hưởng đến tâm lý của bạn. Bị hôi miệng thì ăn uống cũng là vấn đề cần bàn, đặc biệt ăn uống trước mỗi cuộc hẹn quan trọng. Vậy hôi miệng nên và không nên ăn gì? Với bài chia sẻ lần này chúng tôi sẽ giúp bạn giải tỏa câu hỏi đó.
Bị hôi miệng không nên ăn gì?
Những thức ăn khi bạn chuẩn bị có cuộc hẹn quan trọng thì đừng động đũa tới nếu không bị hôi miệng sẽ tấn công bạn đó:
Bị hôi miệng không nên ăn thức ăn có tỏi
+ Một số loại thức ăn có mùi vị mạnh, hoặc ăn các thực phẩm có mùi như hành tây, tỏi, sầu riêng, bắp cải, súp lơ, củ cải… Bởi nếu bạn ăn tỏi hoặc hành tây sau quá trình chuyển hóa trong cơ thể cũng tạo dư chất dạng hơi thải qua đường thở gây mùi.
+ Các thức ăn nhiều đạm, mỡ, gia vị nặng mùi được tiêu hóa ban đầu ở miệng tạo mùi hôi vì sinh ra nhiều sulfur có mùi thối.
+ Hút thuốc, Rượu, bia, xì gà, thuốc lào … sau khi được hấp thu, sau đó chất tinh dầu dễ bay hơi theo hơi thở bay ra mũi miệng, thậm chí ra mồ hôi trên cơ thể. Vì vậy khi bạn giao tiếp với đối tác sẽ có hơi thở rất khó chịu
Bị hôi miệng nên ăn gì?
Chè xanh là loại nước uống khuyến khích dùng cho bệnh hôi miệng
Nếu bạn bị hôi miệng mà ăn uống không biết né tránh thì mùi hôi sẽ đậm hơn. Đồng thời bạn biết cách dùng những món ăn để đánh đuổi mùi hôi thì đấy cúng là cách hiệu quả đó.
Bị hôi miệng khi ăn bạn nên điều chỉnh lạ chế độ ăn uống của bản thân mà theo đó là không nên có một chế độ ăn với hàm lượng tinh bột thấp, protein cao vì đó là một trong những nguyên nhân gây nên hơi thở nặng mùi.
Khi bạn bị hôi miệng thì nên uống một tách trà, trà xanh hay trà đen sau bữa ăn. Và duy trì uống loại này hàng ngày nhé. Vì những loại trà này chứa chất chống ô xy hóa giúp ngăn các vi khuẩn sinh sôi, polyphenol, thành phần hóa chất được tìm thấy trong trà đen và trà xanh, có thể ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn gây nên chứng hôi miệng.
Bên cạnh đó, khi bị hôi miệng nên ăn sữa chua vì trong sữa chua chứa lợi khuẩn probiotic (gần 200 ml/ngày) cũng giúp giảm lượng hydrogen sulfide gây mùi hôi ở miệng. Đồng thời sữa chua còn thúc đẩy quá trình tiêu hóa thức ăn trong dạ dầy sẽ làm bạn bớt mùi hôi từ dạ dày của mình nhé.
Đồng thời, bạn nên uống nhiều nước vì vi khuẩn gây hôi miệng sinh sôi ở miệng khô. Uống nhiều nước giúp tống khứ các vụn thức ăn và vi khuẩn mắc kẹt trong miệng, giúp kích thích tạo nước bọt, vốn có tác dụng như chất tẩy rửa nhé.
Ngoài ra bị hôi miệng nên ăn cải bó xôi, mùi tây, húng quế, táo…để khống chế mùi hôi phát tán.
Nhiều người lầm tưởng dùng kẹo bạc hà và kẹo cao su có thể giúp thay đổi mùi hơi thở và không nên dùng các loại kẹo ngọt vì vi khuẩn trong miệng sẽ lên men đường, tạo ra mùi hôi rất khó chịu, đồng thời việc giảm lượng đường trong chế độ ăn uống cũng giúp khử mùi.
Hi vọng những món ăn cụ thể trên bạn sẽ chọn được món nào mình nên ăn và không nên ăn khi bị hôi miệng nhé. Nếu bạn biết cách ăn uống thì nhất định bạn sẽ có cách trị hôi miệng hiệu quả nhé.
Nguồn: http://baoverang.info/