Tất tần tật mẹo trị bệnh nghiến răng mà bạn không thể không biết

Bệnh nghiến răng là một tật xấu khi ngủ ở cả người lớn và trẻ em, thậm chí nhiều người thường bỏ qua vấn đề này. Tuy nhiên nếu để bệnh nghiến răng lâu dài sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe răng miệng, vì vậy cần phải chữa trị sớm. Dưới đây là một số mẹo thông dụng trị bệnh nghiến răng hiệu quả:

chữa bệnh nghiến răng

Nghiến răng căn bệnh hay xuất hiện ở trẻ em

1. Chữa bệnh nghiến răng bằng việc sử dụng gối tằm sa

Trong thực tế thì Tằm sa chính là phân của con tằm, hay còn gọi là tám mễ. Đây một trong những vị thuốc được dùng nhiều trong các bài thuốc dân gian, tuy nhiên ngày nay đã gần như không còn được biết đến mấy. Vì thếmẹo sử dụng gối tằm sa để chữa bệnh nghiến răng này cũng khá xa lạ với mọi người.

Tằm sa  thường được người dân  thu thập, phơi khô và sắc lên để chữa phong thấp, khớp đau, đau tê, lưng, chân lạnh đau. Ngoài ra, phân tằm phơi khô còn có thêm một công dụng khác đó là chữa bệnh nghiến răng.

Cách sử dụng tằm sa để chữa bệnh nghiến răng như sau: Ta chỉ cần dùng phân tằm đem phơi khô, rồi lấy làm ruột gối cho những người mắc bệnh để nằm ngủ, từ đó người bệnh sẽ hết nghiến răng. Đây cũng là mẹo vặt chữa nghiến răng được người Trung Quốc khá ưa chuộng. Tuy nhiên, gối phân tằm chỉ có công dụng một thời gian, vì vậy cần phải thay ruột gối thường xuyên để mang lại hiệu quả tốt.

2.Mẹo chữa bệnh nghiến răng bằng đậu đen hầm muối

chữa bệnh nghiến răng

Ăn đậu đen cũng làm giảm nghiến răng

Đây cũng là một trong những cách chữa bệnh nghiến răng khá hiệu quả được mọi người tin dùng.

Cách làm: Đậu đen đem đãi sạch, rồi cho vào nồi ninh nhừ như nấu chè, sau đó ta cho muối vào thay vì cho đường. Lưu ý, chỉ nên cho lượng muối vừa đủ, không nên cho nhiều muối quá sẽ khó ăn. cần ăn hết cả cái và nước. Kiên trì sử dụng sau 2-3 tuần thì tật nghiến răng sẽ khỏi.

 3. Mẹo chữa bệnh nghiến răng bằng pín lợn (dái lợn)

Từ xưa dân ta đã thường truyền nhau, có thể chữa bệnh nghiến răng hiệu quả bằng việc ăn pín lợn (bộ phận sinh dục của heo đực). Khi mua pín lợn của heo đực cần phải lấy cả dương vật, có dạng dây dài bằng cái đũa, khoảng 15-25 cm.

Cách làm: Pín lợn đem rửa sạch, bóp với một chút muối trắng cho hết hôi, sau đó cắt khúc dài tầm 5 cm rồi cho vào một cái bát thêm chút gia vị, đem hấp cách thủy cho chín (không nên hầm quá nhừ sẽ mất tác dụng), rồi ăn trước khi ăn cơm. Ăn pín lợn khoảng 9-10 ngày là có thể khỏi bệnh nghiến răng. Đây là mẹo chữa bệnh nghiến răng khi ngủ tốt nhất được nhiều người áp dụng hiệu quả.

4.Chữa bệnh nghiến răng bằng bài thuốc đông y

Theo đông y thì bệnh nghiến răng khi ngủ là do uất nhiệt ở can kinh gây nên. vì vậy phương pháp điều trị là thanh nhiệt lợi thấp. Để chữa bệnh nghiến răng này theo đông y ta nên kết hợp châm cứu huyệt hạ quan, giáp xa, thính nội, hành gian một giờ trước khi ngủ, đồng thời kết hợp dùng thuốc nam. Sử dụng một thời gian thì bệnh sẽ khỏi.

chữa bệnh nghiến răng

Các vị thuốc đông y cũng chữa nghiến răng hiệu quả

Thành phần có trong thang thuốc gồm: bạch truật 12g, sinh khương 12g, sinh địa 20g, sa tiền 12g, bạch linh 10g, sài hồ 15g, bạch thược 15g, qui đầu 12g, mộc thông 10g, bạc hà, hoàng cầm, trần bì, chi tử, trích thảo, trạch tả 8g, long đơm thảo 4g. Đem sắc uống hàng ngày thay nước.

>>> Xem thêm: Cách làm máng răng để tẩy trắng răng tại nhà

 5. Các cách chữa bệnh nghiến răng khác tùy theo bệnh lý

– Ngoài các mẹo chữa bệnh nghiến răng trên thì cũng còn nhiều phương pháp khác cũng rất hiệu quả. Trong đó Thiền và yoga giúp con người tĩnh tâm, giảm căng thẳng và co cơ. Vì thế không chỉ giúp chữa các bệnh về xương khớp hay dây chằng mà còn giúp thần kinh trở nên thoải mái. Do đó, người mắc bệnh sẽ mau chóng hết nghiến răng khi tập thiền và yoga.

– Bên cạnh đó thì để chữa bệnh nghiến răng  hiệu quả còn tùy thuộc vào nguyên nhân của tật nghiến răng cụ thể, tuy nhiên, chúng ta cũng có thể điều trị thông qua biểu hiện trực tiếp là làm một máng ngậm khi ngủ. Máng này làm bằng nhựa, vừa khít với dấu răng, có tác dụng ngăn cách sự siết chặt giữa hai hàm, giảm tình trạng mòn men, lộ ngà.

– Đối với trường hợp nghiến răng do sự lệch lạc của răng ở hai hàm thì việc mài răng, điều chỉnh thế răng cũng cần được tính đến để loại bỏ sự lệch lạc, khấp khểnh của hai hàm, sẽ giảm tình trạng nghiến răng.

– Nếu men răng đã bị mòn ở mức độ nặng, thậm chí lộ cả phần ngà thì bạn cần tính đến giải pháp bọc răng sứ cho răng. Bọc sứ không chỉ là giải pháp thẩm mỹ khi men răng mòn, xỉn màu mà quan trọng hơn là bảo vệ được cấu trúc răng khỏi những tác động từ bên ngoài như lực nhai, axit, ngăn ngừa lực siết khi vô thức nghiến răng ban đêm. Đây là cách chữa bệnh nghiến răng vào ban đêm hiệu quả, được áp dụng chủ yếu với bệnh nhân mà tình trạng răng miệng đã trở nên nghiêm trọng.

>>> Xem thêm: Các cách chữa trị đau răng sâu

chữa bệnh nghiến răng

Nghiến răng cần tìm ra nguyên nhân để chữa trị hiệu quả

– Nghiến răng do stress: Nên chú ý cần thoải mái tinh thần trước khi đi ngủ và ngủ đúng giờ giấc. Nên tạo cho bản thân một không gian thoáng mát, thoải mái, ánh sáng không quá chói và ít tiếng ồn để giấc ngủ được sâu hơn.

– Ngoài ra, chế độ ăn uống hợp lý cũng rất cần thiết để chữa bệnh nghiến răng hiệu quả. Vì vậy trong thực đơn ăn uống hàng ngày nên bổ sung hàm lượng canxi cho cơ thể bằng thực phẩm hoặc bằng thuốc uống theo chỉ dẫn của bác sĩ. Cần thực hiện chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng (có đủ 4 nhóm thức ăn là đạm, tinh bột, dầu mỡ, vitamin và khoáng chất) và uống đủ nước (0,4 lít nước/10 kg trọng lượng cơ thể/ngày). Kiêng kỵ uống rượu, uống cà phê, hút thuốc lá hoặc các chất kích thích tương tự.

– Cũng cần phải đi khám nha khoa định kì để kiểm tra răng miệng và phát hiện các dấu hiệu bệnh lý, qua độ mài mòn của răng nha sĩ sẽ biết được chúng ta có đang bị chứng nghiến răng hay không để có cách chữa trị phù hợp.

Trên đây là một số mẹo vặt các bạn có thể tham khảo để chữa bệnh nghiến răng hiệu quả. Tuy nhiên, cách chữa bệnh nghiến răng khi ngủ không chỉ phụ thuộc vào việc điều trị khi tới gặp nha sỹ mà vấn đề quan trọng nhất là bản thân mỗi chúng ta nên ý thức được việc chăm sóc sức khỏe cũng như răng miệng của mình tốt nhất.