Vì sao bị tiêu xương ổ răng và cách khắc phục

Tiêu xương ổ răng thường gặp ở những người có sức khỏe răng miệng kém. Việc bị tiêu xương ổ răng sẽ gây nên ảnh hưởng đến ăn nhai và thẩm mỹ. Vì sao tiêu xương ổ răng?

Tiêu xương ổ răng là gì?

tiêu xương ổ răng

Tiêu xương ổ răng là gì?

Tiêu xương ổ răng thực chất chính là chỉ việc tiêu xương hàm. dưới chân răng của bạn là xương hàm, khi bị tiêu xương răng thì có nghãi là xương hàm của bạn bị giảm độ dày, bị thu hẹp lại và thoái hóa

Chân răng được xương hàm bao bọc và nâng đỡ, răng xảy ra vấn đề thì xương mới bị tiêu đi. Xương hàm ảnh hưởng tới hàm răng và cả khuôn mặt nên nó có những ảnh hưởng tiêu cực tới thẩm mỹ hàm răng, khuôn mặt và sức khỏe của bạn.

Nguyên nhân gây tiêu xương ổ răng

Thứ nhất: Do mất răng

 Bạn bị mất răng do nhiều nguyên nhân. Khi răng bị mất sẽ để lại khoảng trống trên hàm răng và trong cả xương răng. Khoảng trống do chân răng cũ đã mất không được lấp đầy thì xương hàm sẽ có xu hướng đổ về phía bị trống là bước đầu của quá trình tiêu xương ổ răng. Dần dần chỗ răng mất xương hàm sẽ bị kéo tụt thấp xuống sâu so với những chiếc răng bên cạnh.

Thứ hai: Do viêm lợi

Lợi răng còn gọi là nướu răng, là tổ chức bao quanh răng và xương hàm, bảo vệ cố định cho răng. Khi lợi của bạn bị viêm những dây chằng, dây thần kinh, tế báo mô mềm sẽ bị phá hủy làm răng lung lay. Khi vết viêm bị lan rộng vào xương thì sẽ bị viêm tủy răng và khiến cho tiêu xương ổ răng.

tiêu xương ổ răng

Tiêu xương ổ răng sẽ ảnh hưởng đến ăn nhai và thảm mỹ

Tiêu xương ổ răng ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng như thế nào?

Việc tiêu xương ổ răng sẽ làm cho xương hàm giảm độ dày sẽ kéo theo lợi bị tụt xuống sẽ lộ chân răng của những chiếc răng bên cạnh chỗ răng mất, dễ bị viêm và làm xấu hàm răng.

 Tiêu xương ổ răng xảy ra khiến cho xương hàm tụt thấp xuống sẽ khiến cả hàm răng có xu hướng lệch về phía khoảng trống trên hàm, tạo ra sự xô lệch hàm răng, ảnh hưởng tới thẩm mỹ của hàm răng.

Bên cạnh đó răng và hàm là hai yếu tố ảnh hưởng tới cấu trúc khuôn mặt, khi răng bị xô lệch, hàm bị tiêu xương có thể gây ra những biến dạng trên khuôn mặt như việc má bị hóp.

Vấn đề ăn nhai cũng bị ảnh hưởng khi mất răng và tiêu xương. Răng khít và đều thì lực nhai mới mạnh, tiêu xương ổ răng làm hẫng một nhịp ở trên xương hàm và trên hàm răng nên lực nhai cũng bị tác động.

tiêu xương ổ răng

Tiêu xương ổ răng sẽ gây ra tình trạng má hóp vào

Ngoài ra khi bạn bị mất răng sớm mà không can thiệp cứ để khoảng trống rộng như vậy sẽ gây ra tình trạng chiếc răng đối diện phát triển dài hơn các răng khác. Việc vệ sinh răng sẽ khó khăn. Rất hay rảy ra tình trạng sâu răng, viêm răng.

Chữa tiêu xương ổ răng bằng cách nào?

Việc chữa tiêu xương ổ răng phụ thuộc vào tình trạng khác nhau của mỗi bạn. Tuy nhiên có hai cách đó là ngăn chặn tiêu xương ổ răng và khắc phục tiêu xương ổ răng.

Ngăn chặn tình trạng tiêu xương ổ răng

Đó là việc bạn nên vệ sinh răng miệng sạch sẽ, đúng cách phòng ngừa nguy cơ mất răng do sâu răng, viêm lợi

Khi răng vừa mất hoặc lúc điều trị bệnh lý về răng buộc phải nhổ răng thì sẽ tiến hành trồng răng implant để lấp đẩy khoảng trống mà chân răng và chiếc răng mất bỏ lại, tình trạng tiêu xương sẽ được ngăn chặn hoàn toàn.

Khắc phục tiêu xương ổ răng

Tiêu xương ổ răng

Trồng răng Implant sẽ hoàn toàn khắc phục tiêu xương ổ răng

Có hai cách khắc phục

Thứ nhất: cấy ghép xương hàm: Phẫu thuật lấy mô xương sinh lý (có thể lấy ở một chỗ khác trên cơ thể) dùng để đắp-lấp vào khoảng trống trên xương hàm làm cho xương hàm dày lên, mật độ xương giống những chỗ khác. Lúc này thì phần xương bị tiêu được khôi phục.

Thứ hai: Có thể kết hợp cấy ghép xương hàm với trồng răng implant hoặc làm cầu răng để khôi phục lại chiếc răng đã mất, vừa khắc phục được tiêu xương, mất răng, khôi phục lại ăn nhai bình thường và cho hàm răng đẹp hơn.

Phẫu thuật cấy ghép xương hàm và trồng răng implant là những kỹ thuật chuyên sâu khó nhất trong nha khoa, chi phí thực hiện cũng không hề nhỏ chút nào. Độ khó, sự phức tạp của kỹ thuật cần phải được thực hiện bởi những bác sĩ có tay nghề cực giỏi và lâu năm. Vì vậy bạn hãy tự bảo vệ cho hàm răng của mình và hướng dẫn con em mình bảo vệ hàm răng của mình để tránh bị mất răng sẽ gây tiêu xương ổ răng. Đây là bệnh lý rất phức tạp trong nha khoa.

Nguồn: http://baoverang.info/